Biệt đội chăm sóc lúa’ trong đại dịch

Biệt đội chăm sóc lúa’ trong đại dịch

Nhờ Tổ nông vụ chuyên làm dịch vụ chăm sóc đồng áng, nhiều người trồng lúa ở Đồng Tháp yên tâm không phải ra đồng trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Tổ nông vụ ấp 3 có 10 thành viên giúp cho người dân yên tâm không phải ra đồng trong thời điểm giãn cách xã hội. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tổ nông vụ ấp 3 có 10 thành viên giúp cho người dân yên tâm không phải ra đồng trong thời điểm giãn cách xã hội. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đội làm lúa thuê từ “A đến Z”

Hiện nay, nhiều tỉnh thành ở ĐBSCL đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Điều này khiến nông dân ra đồng chăm sóc lúa gặp khó khăn. Thế nhưng tại nhiều nơi ở tỉnh Đồng Tháp, điều này được giải quyết gọn nhẹ nhờ có tổ chăm sóc lúa chuyên nghiệp.

Đó là Tổ nông vụ chuyên làm dịch vụ chăm sóc đồng áng thay cho nông dân tại xã Ba Sao, huyện Cao Lãnh.

Đồng Tháp đang là cao điểm xuống giống lúa thu đông 2021 với diện tích 95.000 ha/120.000ha, đạt trên 80% kế hoạch. Các diện tích lúa hiện nay chủ yếu ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh, làm đòng. Giai đoạn này rất cần con người chăm bón kỹ lưỡng như phun thuốc BVTV phòng ngừa sâu bệnh và bón phân để nuôi cây lúa, mới mong cuối vụ đạt năng suất cao.

Đặc biệt, trong thời gian giãn cách xã hội như hiện nay, nhiều nông dân làm ruộng xa lại ngại ra đồng vì sợ dịch bệnh, một phần phải có giấy xác nhận của địa phương cấp phép mới đi qua các chốt kiểm dịch.

Vì những trở ngại đó nhiều nông dân làm ruộng xa khác ấp, khác xã, khác huyện đã thuê các anh trong Tổ làm dịch vụ chăm sóc đồng ruộng thực hiện công việc trọn gói từ “A đến Z” các khâu như: làm đất, sạ lúa, cấy lúa, nhổ cỏ, bón phân, phun xịt thuốc BVTV cho lúa hay cho nước vào ruộng…; đến khi chủ ruộng thu hoạch lúa xong bán cho thương lái thì lúc đó đội nông vụ mới hoàn thành nhiệm và nhận tiền công thanh toán.

Tổ nông vụ ấp 3 được tạo điều kiện tiêm vacxin phòng ngừa Covid-19. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tổ nông vụ ấp 3 được tạo điều kiện tiêm vacxin phòng ngừa Covid-19. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Văn Phước (60 tuổi) ở ấp 2 xã Ba Sao nhưng có ruộng ngoài xã canh tác 5 ha lúa thu đông được 50 ngày tuổi. Những ngày này đang thực hiện giãn cách xã hội, việc đi lại chăm sóc đồng ruộng ở thời điểm dịch bệnh như hiện nay rất khó khăn. Nếu đi 6-7km mới đến ruộng và phải qua nhiều trạm chốt kiểm dịch rất phiền hà. Từ khó khăn đó, ông đã liên hệ với Tổ nông vụ ấp 3 nhờ họ chăm sóc lúa thay cho gia đình.

Ông Phước cho biết, 5 ha ruộng của ông đến ngày bón phân và phun xịt thuốc chỉ cần điện thoại đặt lịch rồi lên ngày giờ, lúc đó anh em trong Tổ nông vụ đến làm trong ngày là xong. Nhờ đó “thân già này khỏe vô cùng”, ông Phước phấn khởi cho biết.

Ngày trước mỗi khi tới vụ sạ lúa, ông Phước phải mất cả tháng trời làm đất, be bờ, tháo nước, sạ bằng tay, phun thuốc cò, thuốc ốc… rất vất vả mà hiệu quả không như mong muốn bởi canh tác dạng thủ công.

Từ khi có tổ dịch vụ áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất đã mang lại nhiều tiện ích như làm nhanh, đồng loạt, chi phí thấp, năng suất và chất lượng tăng.

Hiện nay, dịch bệnh diễn biến phức tạp, ông Phước không trực tiếp ra thăm đồng ruộng được nên nhờ anh em trong Tổ nông vụ chụp hình ảnh gửi qua zalo cho ông xem, thấy lúa xanh tốt, ít sâu bệnh, kỳ vọng cuối vụ lúa cho năng suất theo ý muốn.

“Từ khi có Tổ này ra đời, được nghe nhiều anh em khác khen làm rất kỹ và có trách nhiệm nên tôi tin tưởng giao cho họ làm. Thời buổi này khi cần bón phân, hay phun thuốc cho lúa chỉ cần điện thoại cho đại lý vật tư nông nghiệp gần nhà nhờ họ chở đến tận ruộng, sau đó anh em trong Tổ nông vụ tự làm cho mình.

Cuối vụ mới thanh toán tiền công, khoảng 3 triệu đồng/ha/vụ nếu đảm nhiệm các khâu từ A đến Z. Còn thuê họ làm từng khâu trong chăm sóc lúa sẽ tính theo giá thị trường hiện nay”, ông Phước nói.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0917.98.63.98